NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Trong kinh Phổ môn, Đức Phật nói về công hạnh của Quan Âm, hay lực gia trì của Ngài đối với chúng ta. Trước nhất, Phật nói Quan Âm có công hạnh đặc biệt là Ngài đã thành Phật từ lâu xa, nhưng Ngài không trụ ở ngôi vị Vô thượng Đẳng giác, mà Ngài nhập thế, chỗ nào có nhân duyên, có nhu cầu, Ngài hiện thân nơi đó.
Quan Âm có thể thị hiện trong tất cả các loại hình, tiêu biểu là 32 hiện thân như hiện thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, cư sĩ, đế vương, đồng nam, đồng nữ, thậm chí hiện thân làm Thiên long Bát bộ, tức thành phần nào, Ngài cũng hiện thân được nhằm mục tiêu cứu độ người có nhân duyên với Ngài. Vì vậy, có người cầu Quan Âm được, có người cầu nguyện không được, vì lực gia trì của Ngài không tới.
Lực gia trì ví như làn sóng điện, nhưng điện chỉ truyền qua kim loại, không truyền được qua gỗ. Lực gia trì của Quan Âm không tới được, vì nghiệp lực, hay ma lực là hai thế lực ngăn cách ta và Phật, ngăn cách ta và Bồ-tát. Khi phá được sự ngăn cách này, ta và Phật, ta và Bồ-tát thông nhau.
Ta bị ngăn cách lớn là ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức ngăn che. Phần nhiều chúng ta sống trong vòng luẩn quẩn này. Chúng ta mang thân ngũ uẩn thì bị cả năm thứ này tác hại, nhưng khi chết, ta chỉ mất sắc uẩn, vẫn còn bốn thứ là thọ, tưởng, hành, thức ngăn che.
Khi chết, thân xác hay sắc uẩn tan rã, nhưng người không biết, nói rằng thân này chết là hết. Phật nói chết là chấm dứt sắc uẩn, nhưng còn vi tế sắc, không phải mất hết. Nghiệp thuộc vi tế, không thấy, nhưng nhờ hiện ra thân, nên chúng ta biết được nghiệp. Phật nói do nghiệp, hay do thọ, tưởng, hành, thức tạo nên sắc thân bên ngoài khác nhau.
Bồ-tát Quan Âm thương chúng sanh, nhưng đối với người đáng độ, Ngài mới xuất hiện để độ. Vì vậy, lực Quan Âm gia trì người đáng độ là người tha thiết với đạo, tâm luôn nghĩ về Quan Âm. Khi gặp nguy hiểm, tâm họ hướng đến Quan Âm quá mạnh đến mức độ phá bứt được năm tầng ngũ uẩn, Quan Âm mới đến với họ, khiến ác ma thấy phải sợ.
Kinh Phổ môn nói người niệm Quan Âm đến nhứt tâm thì họ nhìn đâu cũng thấy Quan Âm. Người gặp tôi kể rằng lúc họ bị nạn ở biển, thấy Quan Âm xuất hiện trên đầu rồng cứu họ và họ trôi tắp lên bờ mà không hay biết. Tâm của đạo hữu được cứu, thấy Quan Âm cỡi rồng; trong khi người khác không thể thấy. Hoặc có người bị nhốt trong ngục tối, nghĩ phải chết, nhưng thấy Quan Âm hiện sáng trên vách tường và nẻ tường đi ra, dắt họ ra khỏi ngục. Vì niềm tin của họ tuyệt đối đến quên chết, quên sợ, nên họ nhận được lực gia trì của Quan Âm, vượt được tai nạn, khiến họ tăng trưởng niềm tin hơn.
Người niệm Quan Âm mà còn run sợ là còn kẹt ngũ ấm, làm sao Quan Âm gia trì được. Kẹt ngũ ấm là thấy mình còn có thân và đang bị nạn thì không thể nhận lực gia trì.
Nếu tâm mình vượt trên tầng vật chất, quên thân, quên thọ nạn, thì nạn vụt mất. Trong kinh Bát-nhã, Phật nói Quan Âm quán chiếu ngũ uẩn là không, nên tâm đứng yên. Đầu tiên, quên được thân vật chất, thì bốn uẩn còn lại thuộc sắc vi tế xuyên qua được vật chất. Vì vậy, người thực tập lý này, phá được một uẩn là sắc uẩn, họ đi xuyên qua được bức tường, xuyên qua nước không chìm, xuyên qua lửa không cháy. Họ đi bằng thân siêu vật chất.
Phá được sắc uẩn, còn lại thọ, tưởng, hành, thức là nghiệp. Thọ là sao. Tuy người chết không còn thân vật chất, nhưng còn nghiệp tập quán là thói quen cảm thấy nóng, lạnh, đói, khát…
Có trường hợp như sau, người chết chôn ở nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi đã 15 năm rồi, nhưng khi giải tỏa nghĩa địa, người con hốt cốt lên, xác thân của người cha còn nguyên. Người nhà mới liệm lần thứ hai đưa vô lò thiêu. Bấy giờ cháu nội của ông này tự nhiên lên cơn sốt trên 40 độ. Cha của nó là bác sĩ mới đo nhiệt độ thì đứa con rút hàn thử biểu liệng và điểm vô mặt cha nó mà nói tụi bay ác, đốt tao nóng quá. Đó là cảm thọ còn, nên thấy lửa sợ nóng. Và đốt xong xác ông thì đứa cháu nội nói hết nóng và nhiệt độ trong người nó cũng trở thành bình thường.
Bác sĩ hỏi tôi như vậy là sao. Tôi nói giải theo Phật là ông nội chết xác thân, tức sắc uẩn không còn, nhưng còn bốn uẩn là thọ, tưởng, hành và thức. Vì thọ uẩn còn là còn tập quán cảm giác nóng.
Bà-la-môn giáo chủ trương đốt xác và tro rải ở sông Hằng để linh hồn siêu thoát. Nhưng Phật dạy rằng bốn phần thọ, tưởng, hành, thức là nghiệp còn, nên vẫn có tái sanh. Thọ, tưởng, hành, thức của người chết, Phật giáo gọi là trung ấm thân.
Trên bước đường tu, nếu phá được cảm thọ, thì giữa ta và Phật, giữa ta và Bồ-tát gần nhau hơn, bình tĩnh hơn, ít phan duyên hơn. Thật vậy, tu hành, phá được thọ uẩn, chúng ta sống nhẹ nhàng hơn người khác. Tới giờ ăn, chúng ta ăn; tới giờ nghỉ, chúng ta nghỉ; tới giờ làm việc, chúng ta làm việc. Theo quy trình chúng ta làm vậy, nhưng không bị lệ thuộc; cho nên phá được thọ uẩn, không ăn cũng không đói là sống trong thiền định, tức sức tập trung của mình mạnh, không bị vật chất và thiên nhiên chi phối.
Vì vậy, còn mang thân ngũ uẩn, nhưng chúng ta không bị sắc uẩn, thọ uẩn chi phối, nên hiện tướng giải thoát. Tu hành hơn nhau ở điểm này. Tuy còn bị ngũ uẩn ngăn che, nhưng người phá được một, hai uẩn là khá hơn.
Còn tưởng, hành và thức. Đầu tiên dùng tưởng uẩn để phá sắc uẩn. Theo kinh nghiệm riêng tôi, sử dụng tưởng uẩn bằng cách tôi tưởng ra Phật, tưởng ra Cực lạc để trú tâm vô đó. Đó cũng là kinh nghiệm của ngài Huyền Giác. Chúng ta tưởng ra Phật A Di Đà và cảnh Cực lạc, chúng ta cột tâm vô Phật Di Đà và Cực lạc, nên chúng ta quên những việc xung quanh.
Tôi thường sử dụng tưởng để phá sắc, thọ. Vì tôi tưởng mạnh nên không bị người xung quanh chi phối. Chúng ta tưởng Cực lạc và Phật A Di Đà mạnh thì dễ nhiếp tâm. Nếu chúng ta tưởng mạnh về Quan Âm sẽ xuyên được hành và thức, thì tâm trí đứng yên.
Chúng ta tưởng Quan Âm mạnh sẽ thấy Quan Âm xuất hiện và cứu thoát nạn. Điều này tôi đã chứng nghiệm trên thực tế. Thật vậy, gặp đối tác hung dữ, nhưng vì tưởng Quan Âm mạnh, nên ta hiện tướng Quan Âm, khiến người hung dữ không dám dữ với ta, hay không dám dùng mắt dữ nhìn ta. Ý này kinh diễn tả rằng La-sát không dám nhìn, huống chi là hại.
Người được gia trì nhờ tưởng mạnh, quên đói lạnh. Dùng tưởng để xuyên qua hai phần vi tế là hành và thức, nên tâm không khởi hiện hành và không nhớ quá khứ. Kinh nói ý này là tâm trí lắng yên. Đạt đến trạng thái như vậy, Thiền sư nói là sơn cùng thủy tận, giữa sống và chết, chúng ta chấp nhận chết thì một là chết, hai là thành bất tử. Có người kể rằng họ về từ cõi chết, nhờ Quan Âm cứu.
Lực Quan Âm gia bị, chúng ta có thể thoát tất cả nạn tai. Nghĩ chết, nhưng không chết là Quan Âm cứu. Còn biết tính toán, lo sợ, gia trì lực Quan Âm không tới được. Tập trung cao thì tình huống nào cũng thấy Quan Âm.
Quan Âm có nguyện ở Ta-bà vào địa phủ, nghĩa là ở Ta-bà và bị đọa vào địa phủ thì cũng gặp Quan Âm cứu chúng ta. Và tâm trí chúng ta lắng yên, nên được cứu. Hoặc chúng ta hiện thân Đại sĩ, nên ác ma không dám hại.
Quan Âm Thị Kính là cô gái bị chồng bỏ, nhưng rồi người này cuối cùng hiện thân thành Quan Âm. Người nhân gian nói Quan Âm có 32 tướng, sao không thờ, lại thờ người mặc áo trắng là Bạch y Đại sĩ.
Nếu tu Đại thừa và theo quan niệm Quan Âm hiện thân trong các loài, các cõi thì chúng ta không phân biệt người già trẻ. Đôi khi Quan Âm hiện làm trẻ con, bà già, Thiên tướng… Tất cả hình thức này theo Đại thừa là do Bồ-tát hóa thân để độ người có duyên, tức họ hướng tâm về Quan Âm một cách tuyệt đối sẽ thấy Ngài hiện ra cứu độ.
Đa số người thờ Bạch y Đại sĩ, hình ảnh khác ít được thờ. Vì Thị Kính quán tưởng Quan Âm cao, nên bà được coi là Quan Âm. Có trường hợp khác, Tiêu diện Đại sĩ cũng là Quan Âm được thờ trước cửa chùa để giữ chùa, có nét mặt hung dữ để trấn át cô hồn, làm nó sợ, không dám khuấy phá.
Có lúc Quan Âm hiện thân làm Sa-môn là thầy tu, nhưng đa số không thờ Quan Âm hiện thân thầy tu.
Vì khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, văn hóa Trung Hoa không chấp nhận thầy tu trẻ, khỏe mà đi xin ăn. Cho đến khi hình ảnh Quan Âm đưa vào, người ta mới tin, tức Quan Âm cứu đời, giúp người mới được chấp nhận, cho đến kinh Dược Sư được truyền bá, thì thầy tu không phải ăn hại, mà phải sản xuất được để tự nuôi sống mình và còn cứu đời giúp người, nên thầy tu được tôn trọng.
Hình ảnh thầy tu được mọi người công nhận, hay chư vị Tổ sư xuất hiện để cứu đời giúp người. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy rõ Quan Âm hiện thân vào các tu sĩ nhiều hơn là các vị cư sĩ. Thật vậy, Phật giáo truyền vào Việt Nam mới có nhà sư đánh cọp nổi tiếng là Quan Âm ở chùa Khải Tường, Gia Định. Sư xuất hiện bắt rắn đánh cọp, bảo vệ người dân, khiến họ quý trọng sư.
Một nhà sư khác gọi là Long Cốc cũng nổi tiếng bắt rắn. Long Cốc vô ở trong hang rắn. Người dân nể sợ, vì ông này có nhiều hóa thân, dân ở Bà Rịa cho đến Long Khánh kêu cứu, ông liền xuất hiện, là ông nhập thần. Và những người có duyên được ông độ, trong một đêm, tất cả họ đều thấy sư đến thăm. Dân thờ ông, tên Từ Thuận đại sư, nhưng dân không dám gọi tên mà gọi là Từ Nghịch. Ông đi đâu thì có cọp xuất hiện trước. Các sư xuất quỷ nhập thần để bảo vệ bình an cho người, họ mới kính trọng sư.
Các sư khác đa phần làm thầy thuốc, vai đeo túi thuốc, cổ đeo xâu chuỗi. Tôi nghe ông cụ thân sinh kể rằng xâu chuỗi có hột tròn, méo, vuông đủ thứ. Có một trẻ nhỏ sốt, ông lấy hột chuỗi mài lên nắp lu, hòa với nước cho uống, hết bệnh. Người ta tạ ơn, ông không nhận. Dân chúng nói rằng ông là Quan Âm hiện thân cứu đời.
Phật giáo miền Nam phát triển nhờ các sư hiện thân cứu đời, người bắt cọp, người dạy trồng lúa, người chữa bệnh, người làm thuốc…, người ta quý trọng sư là vậy.
Tóm lại, Quan Âm Bồ-tát có thể hiện thân trong đủ thành phần xã hội để cứu người, giúp đời. Nếu chúng ta phá được năm tầng ngũ uẩn ngăn che, chúng ta sẽ tới với Bồ-tát và nhận được lực gia trì của Ngài, thoát nạn tai, tinh tấn tu hành hơn nữa.
Hòa thượng Thích Trí Quảng
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Trong kinh Phổ môn, Đức Phật nói về công hạnh của Quan Âm, hay lực gia trì của Ngài đối với chúng ta. Trước nhất, Phật nói Quan Âm có công hạnh đặc biệt là Ngài đã thành Phật từ lâu xa, nhưng Ngài không trụ ở ngôi vị Vô thượng Đẳng giác, mà Ngài nhập thế, chỗ nào có nhân duyên, có nhu cầu, Ngài hiện thân nơi đó.
Quan Âm có thể thị hiện trong tất cả các loại hình, tiêu biểu là 32 hiện thân như hiện thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, cư sĩ, đế vương, đồng nam, đồng nữ, thậm chí hiện thân làm Thiên long Bát bộ, tức thành phần nào, Ngài cũng hiện thân được nhằm mục tiêu cứu độ người có nhân duyên với Ngài. Vì vậy, có người cầu Quan Âm được, có người cầu nguyện không được, vì lực gia trì của Ngài không tới.
Lực gia trì ví như làn sóng điện, nhưng điện chỉ truyền qua kim loại, không truyền được qua gỗ. Lực gia trì của Quan Âm không tới được, vì nghiệp lực, hay ma lực là hai thế lực ngăn cách ta và Phật, ngăn cách ta và Bồ-tát. Khi phá được sự ngăn cách này, ta và Phật, ta và Bồ-tát thông nhau.
Ta bị ngăn cách lớn là ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức ngăn che. Phần nhiều chúng ta sống trong vòng luẩn quẩn này. Chúng ta mang thân ngũ uẩn thì bị cả năm thứ này tác hại, nhưng khi chết, ta chỉ mất sắc uẩn, vẫn còn bốn thứ là thọ, tưởng, hành, thức ngăn che.
Khi chết, thân xác hay sắc uẩn tan rã, nhưng người không biết, nói rằng thân này chết là hết. Phật nói chết là chấm dứt sắc uẩn, nhưng còn vi tế sắc, không phải mất hết. Nghiệp thuộc vi tế, không thấy, nhưng nhờ hiện ra thân, nên chúng ta biết được nghiệp. Phật nói do nghiệp, hay do thọ, tưởng, hành, thức tạo nên sắc thân bên ngoài khác nhau.
Bồ-tát Quan Âm thương chúng sanh, nhưng đối với người đáng độ, Ngài mới xuất hiện để độ. Vì vậy, lực Quan Âm gia trì người đáng độ là người tha thiết với đạo, tâm luôn nghĩ về Quan Âm. Khi gặp nguy hiểm, tâm họ hướng đến Quan Âm quá mạnh đến mức độ phá bứt được năm tầng ngũ uẩn, Quan Âm mới đến với họ, khiến ác ma thấy phải sợ.
Kinh Phổ môn nói người niệm Quan Âm đến nhứt tâm thì họ nhìn đâu cũng thấy Quan Âm. Người gặp tôi kể rằng lúc họ bị nạn ở biển, thấy Quan Âm xuất hiện trên đầu rồng cứu họ và họ trôi tắp lên bờ mà không hay biết. Tâm của đạo hữu được cứu, thấy Quan Âm cỡi rồng; trong khi người khác không thể thấy. Hoặc có người bị nhốt trong ngục tối, nghĩ phải chết, nhưng thấy Quan Âm hiện sáng trên vách tường và nẻ tường đi ra, dắt họ ra khỏi ngục. Vì niềm tin của họ tuyệt đối đến quên chết, quên sợ, nên họ nhận được lực gia trì của Quan Âm, vượt được tai nạn, khiến họ tăng trưởng niềm tin hơn.
Người niệm Quan Âm mà còn run sợ là còn kẹt ngũ ấm, làm sao Quan Âm gia trì được. Kẹt ngũ ấm là thấy mình còn có thân và đang bị nạn thì không thể nhận lực gia trì.
Nếu tâm mình vượt trên tầng vật chất, quên thân, quên thọ nạn, thì nạn vụt mất. Trong kinh Bát-nhã, Phật nói Quan Âm quán chiếu ngũ uẩn là không, nên tâm đứng yên. Đầu tiên, quên được thân vật chất, thì bốn uẩn còn lại thuộc sắc vi tế xuyên qua được vật chất. Vì vậy, người thực tập lý này, phá được một uẩn là sắc uẩn, họ đi xuyên qua được bức tường, xuyên qua nước không chìm, xuyên qua lửa không cháy. Họ đi bằng thân siêu vật chất.
Phá được sắc uẩn, còn lại thọ, tưởng, hành, thức là nghiệp. Thọ là sao. Tuy người chết không còn thân vật chất, nhưng còn nghiệp tập quán là thói quen cảm thấy nóng, lạnh, đói, khát…
Có trường hợp như sau, người chết chôn ở nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi đã 15 năm rồi, nhưng khi giải tỏa nghĩa địa, người con hốt cốt lên, xác thân của người cha còn nguyên. Người nhà mới liệm lần thứ hai đưa vô lò thiêu. Bấy giờ cháu nội của ông này tự nhiên lên cơn sốt trên 40 độ. Cha của nó là bác sĩ mới đo nhiệt độ thì đứa con rút hàn thử biểu liệng và điểm vô mặt cha nó mà nói tụi bay ác, đốt tao nóng quá. Đó là cảm thọ còn, nên thấy lửa sợ nóng. Và đốt xong xác ông thì đứa cháu nội nói hết nóng và nhiệt độ trong người nó cũng trở thành bình thường.
Bác sĩ hỏi tôi như vậy là sao. Tôi nói giải theo Phật là ông nội chết xác thân, tức sắc uẩn không còn, nhưng còn bốn uẩn là thọ, tưởng, hành và thức. Vì thọ uẩn còn là còn tập quán cảm giác nóng.
Bà-la-môn giáo chủ trương đốt xác và tro rải ở sông Hằng để linh hồn siêu thoát. Nhưng Phật dạy rằng bốn phần thọ, tưởng, hành, thức là nghiệp còn, nên vẫn có tái sanh. Thọ, tưởng, hành, thức của người chết, Phật giáo gọi là trung ấm thân.
Trên bước đường tu, nếu phá được cảm thọ, thì giữa ta và Phật, giữa ta và Bồ-tát gần nhau hơn, bình tĩnh hơn, ít phan duyên hơn. Thật vậy, tu hành, phá được thọ uẩn, chúng ta sống nhẹ nhàng hơn người khác. Tới giờ ăn, chúng ta ăn; tới giờ nghỉ, chúng ta nghỉ; tới giờ làm việc, chúng ta làm việc. Theo quy trình chúng ta làm vậy, nhưng không bị lệ thuộc; cho nên phá được thọ uẩn, không ăn cũng không đói là sống trong thiền định, tức sức tập trung của mình mạnh, không bị vật chất và thiên nhiên chi phối.
Vì vậy, còn mang thân ngũ uẩn, nhưng chúng ta không bị sắc uẩn, thọ uẩn chi phối, nên hiện tướng giải thoát. Tu hành hơn nhau ở điểm này. Tuy còn bị ngũ uẩn ngăn che, nhưng người phá được một, hai uẩn là khá hơn.
Còn tưởng, hành và thức. Đầu tiên dùng tưởng uẩn để phá sắc uẩn. Theo kinh nghiệm riêng tôi, sử dụng tưởng uẩn bằng cách tôi tưởng ra Phật, tưởng ra Cực lạc để trú tâm vô đó. Đó cũng là kinh nghiệm của ngài Huyền Giác. Chúng ta tưởng ra Phật A Di Đà và cảnh Cực lạc, chúng ta cột tâm vô Phật Di Đà và Cực lạc, nên chúng ta quên những việc xung quanh.
Tôi thường sử dụng tưởng để phá sắc, thọ. Vì tôi tưởng mạnh nên không bị người xung quanh chi phối. Chúng ta tưởng Cực lạc và Phật A Di Đà mạnh thì dễ nhiếp tâm. Nếu chúng ta tưởng mạnh về Quan Âm sẽ xuyên được hành và thức, thì tâm trí đứng yên.
Chúng ta tưởng Quan Âm mạnh sẽ thấy Quan Âm xuất hiện và cứu thoát nạn. Điều này tôi đã chứng nghiệm trên thực tế. Thật vậy, gặp đối tác hung dữ, nhưng vì tưởng Quan Âm mạnh, nên ta hiện tướng Quan Âm, khiến người hung dữ không dám dữ với ta, hay không dám dùng mắt dữ nhìn ta. Ý này kinh diễn tả rằng La-sát không dám nhìn, huống chi là hại.
Người được gia trì nhờ tưởng mạnh, quên đói lạnh. Dùng tưởng để xuyên qua hai phần vi tế là hành và thức, nên tâm không khởi hiện hành và không nhớ quá khứ. Kinh nói ý này là tâm trí lắng yên. Đạt đến trạng thái như vậy, Thiền sư nói là sơn cùng thủy tận, giữa sống và chết, chúng ta chấp nhận chết thì một là chết, hai là thành bất tử. Có người kể rằng họ về từ cõi chết, nhờ Quan Âm cứu.
Lực Quan Âm gia bị, chúng ta có thể thoát tất cả nạn tai. Nghĩ chết, nhưng không chết là Quan Âm cứu. Còn biết tính toán, lo sợ, gia trì lực Quan Âm không tới được. Tập trung cao thì tình huống nào cũng thấy Quan Âm.
Quan Âm có nguyện ở Ta-bà vào địa phủ, nghĩa là ở Ta-bà và bị đọa vào địa phủ thì cũng gặp Quan Âm cứu chúng ta. Và tâm trí chúng ta lắng yên, nên được cứu. Hoặc chúng ta hiện thân Đại sĩ, nên ác ma không dám hại.
Quan Âm Thị Kính là cô gái bị chồng bỏ, nhưng rồi người này cuối cùng hiện thân thành Quan Âm. Người nhân gian nói Quan Âm có 32 tướng, sao không thờ, lại thờ người mặc áo trắng là Bạch y Đại sĩ.
Nếu tu Đại thừa và theo quan niệm Quan Âm hiện thân trong các loài, các cõi thì chúng ta không phân biệt người già trẻ. Đôi khi Quan Âm hiện làm trẻ con, bà già, Thiên tướng… Tất cả hình thức này theo Đại thừa là do Bồ-tát hóa thân để độ người có duyên, tức họ hướng tâm về Quan Âm một cách tuyệt đối sẽ thấy Ngài hiện ra cứu độ.
Đa số người thờ Bạch y Đại sĩ, hình ảnh khác ít được thờ. Vì Thị Kính quán tưởng Quan Âm cao, nên bà được coi là Quan Âm. Có trường hợp khác, Tiêu diện Đại sĩ cũng là Quan Âm được thờ trước cửa chùa để giữ chùa, có nét mặt hung dữ để trấn át cô hồn, làm nó sợ, không dám khuấy phá.
Có lúc Quan Âm hiện thân làm Sa-môn là thầy tu, nhưng đa số không thờ Quan Âm hiện thân thầy tu.
Vì khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, văn hóa Trung Hoa không chấp nhận thầy tu trẻ, khỏe mà đi xin ăn. Cho đến khi hình ảnh Quan Âm đưa vào, người ta mới tin, tức Quan Âm cứu đời, giúp người mới được chấp nhận, cho đến kinh Dược Sư được truyền bá, thì thầy tu không phải ăn hại, mà phải sản xuất được để tự nuôi sống mình và còn cứu đời giúp người, nên thầy tu được tôn trọng.
Hình ảnh thầy tu được mọi người công nhận, hay chư vị Tổ sư xuất hiện để cứu đời giúp người. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy rõ Quan Âm hiện thân vào các tu sĩ nhiều hơn là các vị cư sĩ. Thật vậy, Phật giáo truyền vào Việt Nam mới có nhà sư đánh cọp nổi tiếng là Quan Âm ở chùa Khải Tường, Gia Định. Sư xuất hiện bắt rắn đánh cọp, bảo vệ người dân, khiến họ quý trọng sư.
Một nhà sư khác gọi là Long Cốc cũng nổi tiếng bắt rắn. Long Cốc vô ở trong hang rắn. Người dân nể sợ, vì ông này có nhiều hóa thân, dân ở Bà Rịa cho đến Long Khánh kêu cứu, ông liền xuất hiện, là ông nhập thần. Và những người có duyên được ông độ, trong một đêm, tất cả họ đều thấy sư đến thăm. Dân thờ ông, tên Từ Thuận đại sư, nhưng dân không dám gọi tên mà gọi là Từ Nghịch. Ông đi đâu thì có cọp xuất hiện trước. Các sư xuất quỷ nhập thần để bảo vệ bình an cho người, họ mới kính trọng sư.
Các sư khác đa phần làm thầy thuốc, vai đeo túi thuốc, cổ đeo xâu chuỗi. Tôi nghe ông cụ thân sinh kể rằng xâu chuỗi có hột tròn, méo, vuông đủ thứ. Có một trẻ nhỏ sốt, ông lấy hột chuỗi mài lên nắp lu, hòa với nước cho uống, hết bệnh. Người ta tạ ơn, ông không nhận. Dân chúng nói rằng ông là Quan Âm hiện thân cứu đời.
Phật giáo miền Nam phát triển nhờ các sư hiện thân cứu đời, người bắt cọp, người dạy trồng lúa, người chữa bệnh, người làm thuốc…, người ta quý trọng sư là vậy.
Tóm lại, Quan Âm Bồ-tát có thể hiện thân trong đủ thành phần xã hội để cứu người, giúp đời. Nếu chúng ta phá được năm tầng ngũ uẩn ngăn che, chúng ta sẽ tới với Bồ-tát và nhận được lực gia trì của Ngài, thoát nạn tai, tinh tấn tu hành hơn nữa.
Hòa thượng Thích Trí Quảng
No comments:
Post a Comment